Trong thời buổi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi liên tục kéo theo nhân lực của ngành này cũng ngày càng có nhiều chỗ đứng hơn bao giờ hết. Trong đó có một vị trí được cho là khá tiềm năng nhưng sự thật thì nó lại ít được mọi người để ý đó chính là Tester. Bạn không nên qua bài viết sau đây hiểu rõ xem Tester là gì cùng tầm quan trọng và tiềm năng của nghề Tester.
I. Tester là gì? Học gì để trở thành Tester
1. Tester là gì?
Tester chính là những người có nhiệm vụ thực hiện các công việc chính như kiểm tra các lỗi, đảm bảo chất lượng phần mềm được tốt nhất và hoạt động trơn tru nhất trước khi phân phối đến tay khách hàng.
Hoặc nói một cách khác thì Tester là những người có vai trò kiểm tra phần mềm cũng như các dự án tìm kiếm bugs, errors,… hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra đối với sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản hơn thì họ có vai trò kiểm tra rồi báo cáo lại cho các nhóm phát triển để có thể cải thiện được những lỗi phát sinh.
Mức độ ảnh hưởng của một Tester sẽ tùy thuộc vào tầm quan trọng cũng như quy mô của dự án để đánh giá.
2. Một Tester cần học những gì?
Để có thể làm một Tester thì điều đầu tiên nhất đó chính là bạn phải “học”. Vậy một Tester sẽ cần phải học những gì?
Đối với một Tester thì về sơ bộ bạn sẽ cần phải học những kiến thức như sau:
- Kiến thức căn bản về máy tính, tin học văn phòng căn bản, cài đặt phần mềm, sử dụng internet.
- Kiến thức về lập trình: Căn bản SQL, HTML, CSS. Đây là 3 món tôi nghĩ rất cần thiết khi làm test, bạn không cần phải học sâu để viết code nhưng ít ra phải đọc hiểu được và có thể chỉnh sửa code đơn giản.
- Kiến thức tổng quan về test, bao gồm việc hiểu các định nghĩa cơ bản, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test.
II. Vai trò và tầm quan trọng của một Tester
1. Vai trò của một Tester
Trong quá trình phát triển phần mềm thì Tester sẽ là người có khả năng nắm vững mọi công cụ cũng như kỹ thuật và kiến thức liên quan. Cũng chính vì vậy mà Tester có vai trò như sau:
- Kiểm tra, đánh giá để đưa ra các thông số kỹ thuật phù hợp nhất.
- Xác định điều kiện thử nghiệm và tạo ra được các thiết kế thử nghiệm. Một số trường hợp thực hiện thử nghiệm và đưa ra các đặc tả cho quy trình cũng như dữ liệu thử nghiệm.
- Thực hiện quá trình tự động hóa cho các bài kiểm tra và đảm bảo cho việc thiết lập môi trường thử nghiệm, quản trị hệ thống và những nhân viên quản lý mạng làm việc đó.
- Ghi lại những kết quả đánh giá và kiểm tra khi tìm thấy lỗi. Tester sẽ thực hiện các giám sát và đảm bảo việc thu thập các số liệu liên quan đến hiệu suất công việc.
2. Tầm quan trọng và lợi ích của một Tester mang lại
Với những công việc và vai trò mà Tester đã đảm nhận đối với việc sản xuất phần mềm thì họ có tầm quan trọng và mang lại lợi ích không hề nhỏ.
- Các tester phải đảm bảo được chất lượng cho các sản phẩm phần mềm được sản xuất. Việc thực hiện Tester sẽ đảm bảo cho các sản phẩm luôn chất lượng trước khi cung cấp đến tay người tiêu dùng.
- Tester là người giữ vai trò loại bỏ các rủi ro cũng như các vấn đề có thể xảy ra đối với sản phẩm phần mềm.
- Việc thực hiện kiểm tra đối với dự án CNTT bất kỳ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được số lượng tiền dài hạn. Một số trường hợp nếu phát hiện được lỗi trong các giai đoạn testing trước đó thì chi phí sửa chữa thường sẽ thấp hơn.
- Tester có nhiệm vụ loại bỏ được mọi rủi ro để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm nhằm mang lại sự hài lòng triệt để cho khách hàng.
III. Các loại Tester phổ biến hiện nay
Tùy từng công ty và từng vị trí công việc mà tester được chia thành nhiều nhánh khác nhau như: Manual tester, Automation tester, QA tester, QC tester và BA tester. Vậy những vị trí đó có nghĩa là gì? Mời các bạn cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây nhé!
1. Manual tester
Đây sẽ là người thực hiện công việc kiểm thử phần mềm bằng tay. Tức là nhân viên tester sẽ thực hiện công việc kiểm thử và tạo báo cáo thủ công, không có bất kỳ sự trợ giúp nào của các công cụ tự động. Hiện nay, hầu hết các công ty phần mềm hoặc các đội nhóm làm phần mềm đều sử dụng cách kiểm thử này.
2. Automation tester
Automation Testing là phương pháp kiểm thử phần mềm tự động. Automation tester là người thực hiện công việc kiểm thử tự động. Họ sẽ tiến hành lên kịch bản cho công tác kiểm thử rồi sử dụng các tool hỗ trợ để kiểm thử. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả tốt hơn so với kiểm thử thủ công.
3. QA tester
QA là cụm từ viết tắt của Quality Assurance. QA tester được hiểu là người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của phần mềm bằng việc đưa ra một quy trình làm việc thống nhất giữa các bên liên quan.
4. QC tester
QC tester (Quality Control tester) là những người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm. QC có hai vị trí chính là: Manual QC (vị trí này không đòi hỏi kỹ năng lập trình) và Automation QC (Đòi hỏi người làm phải có kỹ năng lập trình).
5. Automation tester
Automation Testing là phương pháp kiểm thử phần mềm tự động. Automation tester là người thực hiện công việc kiểm thử tự động. Họ sẽ tiến hành lên kịch bản cho công tác kiểm thử rồi sử dụng các tool hỗ trợ để kiểm thử. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả tốt hơn so với kiểm thử thủ công.
6. BA tester
BA là cụm từ viết tắt của Business Analyst. BA tester là những người làm việc trực tiếp với khách hàng để lấy yêu cầu về dự án. Sau đó sẽ chuyển những thông tin này đến các team nội bộ như QC, QA, Developer,… để thảo luận, nghiên cứu, đưa ra các giải pháp tốt nhất, phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
IV. Những yếu tố bắt buộc phải có đối với một Tester
1. Yêu cần cần thiết của một Tester
Đối với một Tester khi làm việc thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu như:
- Hiểu rõ được sản phẩm cần kiểm tra.
- Lập kế hoạch chiến lược thử nghiệm, để thực hiện các thử nghiệm và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn.
- Phân tích ưu và nhược điểm của kế hoạch cụ thể, cũng như rủi ro liên quan đến từng thành phần và giao diện trong sản phẩm.
- Check lại các code cần kiểm tra.
- Làm việc với các tập lệnh và công cụ tự động hóa.
- Luôn cập nhật các khía cạnh kỹ thuật của cơ sở hạ tầng dự án (ví dụ: trình duyệt, cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ, v.v.).
- Phân tích và ghi nhận về các vấn đề và cung cấp phản hồi thích hợp.
2. Tố chất mà nghề Tester cần phải có
- Có khả năng tư duy.
- Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình.
- Có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén.
- Có kỹ năng thiết kế, phân tích và hiểu biết về ứng dụng của từng phần mềm khác nhau.
- Có kiến thức tiếng anh (Đọc, hiểu, viết) để hỗ trợ đọc tài liệu tester chuyên ngành bên nước ngoài.
- Để trở thành một người tester giỏi thì bạn cần có tầm nhìn về xu hướng thị trường trong thời gian tới từ đó đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình về sản phẩm của lập trình viên.
V. Mức lương và tiềm năng của nghề Tester
1. Mức lương hấp dẫn của nghề Tester
Mức lương của một Tester sẽ dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ.
- Nếu Tester có vốn tiếng Anh tốt thì sẽ càng có cơ hội làm ở công ty phần mềm lớn với các dự án outsourcing của nước ngoài với mức lương rất khủng 18-25tr, thậm chí còn có cơ hội đi làm tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada…
- Còn đối với những Tester không có vốn tiếng anh thì mức lương cũng không hề thấp, giao động khoảng 8-13 triệu với Tester 1-2 năm kinh nghiệm và 12-17 triệu đối với người có 4-6 năm kinh nghiệm.
- Với một Tester mới vào nghề thì mức lương trưng bình cũng đã cao hơn các ngành khác, nó giao động từ 6-8 triệu.
2. Thực trạng nghề Tester hiện nay
- Tester là một nghề cực kì khát nhân lực
Song những ai theo học ngành CNTT thì đều đa phần nghĩ ngay đến nghề lập trình nó làm đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn do vậy màcác nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.
- Tương lai của nghề tester ngày càng được rộng mở
Nếu như ở nước ngoài, tại các công ty PM, trung bình cứ 1 lập trình viên thì sẽ có đến 4 tester. Tuy nhiên ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, có nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn thì mới có đội ngũ nhân viên tester.
- Tester đang là nghề mà ít người quan tâm và biết đến
Đa số mọi người khi theo học ngành CNTT thì đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình do đó đầu ra của nghề kiểm thử phần mềm có số lượng thấp hơn hẳn.
3. Tiềm năng phát triển của nghề Tester
- Nhu cầu tuyển dụng cao
Tiềm năng đầu tiên phải nói đến ở đây chính là hiện tại Tester đang là một vị trí “khát” lao động. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng của ngành này khá cao và tạo ra được cơ hội việc làm lớn.
Hơn nữa, ghề này có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng: Tester càng nhiều kinh nghiệm thì lại càng được quan tâm và chú trọng.
- Nghề không yêu cầu tuổi
Như một số ngành hiện nay sẽ còn yêu cầu về tuổi tác của người làm việc để phù hợp với vị trí. Tuy nhiên, đối với nghề Tester thì điều quan trọng chính là sự nhạy bén mà hơn hết là kinh nghiệm mà bạn có được đối với nghề này.
Như vậy, với những thông tin trên mà Nellofolddrury cung cấp thì các bạn chuyên ngành thông tin đã biết thêm được một công việc tiềm năng cho ngành của mình. Nếu còn có thêm câu hỏi gì cho nghề Tester hay các nghề khác thì hãy để lại bình luận và chúng mình sẽ giải đáp nhé!