Trong ngành Y, điều dưỡng là một trong những vị trí được nhiều người quan tâm nhất là những bạn học sinh đang quyết định lựa chọn để thi vào đại học, cao đẳng. Vậy học điều dưỡng có khó không? Học điều dưỡng ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp như nào?
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về việc học và làm việc của nghề điều dưỡng nhé!
I. Điều dưỡng là gì?
Trước khi tìm hiểu xem học điều dưỡng có khó không thì chúng ta cần hiểu được điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một trong những vị trí quan trọng của hệ thống Y tế, có thể nói rằng đây là vị trí chiếm phần lớn nhân lực trong mỗi một cơ sở y tế. Bạn rất dễ bắt gặp những người làm điều dưỡng khi đi trong bệnh viện, họ có vai trò chăm sóc và theo dõi diễn biến sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Từ đó sẽ có những báo cáo cho bác sĩ điều trị và tiến hành can thiệp kịp thời.
II. Học điều dưỡng có khó không?
Có rất nhiều bạn học sinh băn khoăn khi chọn ngành điều dưỡng và một trong những băn khoăn mà rất nhiều bạn gặp phải đó chính là học điều dưỡng có khó không?
1. Tố chất cần có của một điều dưỡng
Có thể nói rằng học điều dưỡng có khó không phụ thuộc nhiều vào sự yêu thích cùng những tố chất mà bạn đang có. Chỉ cần bạn thực sự thấy thích công việc này và muốn để trở thành một người điều dưỡng chăm lo cho những người bệnh thì nghề này sẽ không hề khó. Để làm một điều dưỡng thì bạn cần phải đáp ứng những yếu tố như sau:
- Thân thiện, khéo léo và ứng xử thông minh.
- Chăm chỉ và nhạy bén trong mọi tình huống.
- Chịu được vất vả và áp lực của công việc.
- Thông minh, có trí tuệ và không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề.
- Nhanh nhẹn và cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
2. Nội dung đào tạo cơ bản của ngành điều dưỡng
Để biết được học điều dưỡng có khó không thì bạn cũng có thể xem qua chương trình học của ngành này. Mỗi trường và mỗi cơ sở sẽ có chương trình đào tạo khác nhau cho sinh viên học ngành điều dưỡng. Tuy nhiên về cơ bản thì tất cả các trường đều sẽ có những nội dung cơ bản như:
- Thực hành giáo dục sức khỏe và chăm sóc toàn diện.
- Lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.
- Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc.
- Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương.
- Đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch.
- Ứng dụng Công nghệ thông tin vào Kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.
- Am hiểu chính sách chăm sóc sức khỏe, tài chính và Các quy chuẩn môi trường.
- Thực hành được các kỹ năng giao tiếp và phối hợp chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân.
- Thực hiện kỹ năng phòng bệnh trên lâm sàng và tại cộng đồng; Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
III. Cơ hội việc làm của điều dưỡng
1. Nhu cầu về nhân lực của ngành điều dưỡng
Ngành điều dưỡng hiện nay đang là ngành hot với nhu cầu về nhân lực ở trong và ngoài nước đều rất cao. Như thông tin mà Nellofolddrury.com tìm hiểu được thì tính tới năm 2020, Việt Nam có nhu cầu nhân lực điều dưỡng lên tới 220.000 người, so với 2 năm trước đó là năm 2028 thì đã tăng lên gấp 1,6 lần. Với con số như trên chúng ta cũng có thể thấy rằng nhu cầu về nhân lực ngành điều dưỡng là rất lớn và ngày càng tăng mạnh.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhân lực ngành điều dưỡng của rất nhiều nước trên thế giới đều đang thiếu hụt khá lớn. Tại một quốc gia lớn điển hình như Mỹ, theo thống kê năm 2020 thì con số điều dưỡng bị thiếu hụt là 400.000 người. Một trong số những quốc gia đang tuyển rất nhiều điều dưỡng Việt Nam sang làm việc đó chính là Nhật Bản, nước này là nước có dân số già và hiện tại cứ cứ 5 người thì có 4 người tuổi trên 75 và cần có điều dưỡng.
2. Thu nhập của ngành điều dưỡng
Điều dưỡng làm ở mỗi cơ sở y tế sẽ có mức lương khác nhau nhưng về mặt bằng chung thì nghề này có mức lương khá cao và ổn định, kể cả đối với những sinh viên mới ra trường. Mức lương của điều dưỡng cũng sẽ thay đổi dựa trên tuổi nghề, kinh nghiệm, kỹ năng, chức danh và vị trí mà họ đảm nhận. Đối với sinh viên vừa ra trường thì mức lương giao động từ 5-6 triệu đồng/tháng, đối với những người có kinh nghiệm và tuổi nghề lâu năm thì mức lương còn có thể tăng lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Đối với những điều dưỡng làm tại các cơ sở y tế công lập, lương sẽ được quy định tăng cấp theo bảng lương của Bộ Y tế và Bộ Nội Vụ như sau:
Chức danh nghề nghiệp | Hệ số lương |
Điều dưỡng hạng II | Hệ số lương viên chức loại A2 từ 4.40 và 6.78 |
Điều dưỡng hạng III | Hệ số lương viên chức loại A1 từ 2.34 đến 4.98 |
Điều dưỡng hạng IV | Hệ số lương viên chức loại B từ 1.86 đến 4.06 |
Tiến sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 3 | Hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III |
Thạc sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 2 | Hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III |
Trình độ cao đẳng điều dưỡng thì được xếp bậc 2 | Hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV |
IV. Những khó khăn và thử thách khi làm một điều dưỡng
Ngoài những hấp dẫn về cơ hội việc làm của ngành điều dưỡng ra thì những bạn học sinh lựa chọn theo đuổi ngành này cũng cần phải xác định được những khó khăn, vất vả mà ngành này có thể gặp phải như sau:
- Luôn phải làm vừa lòng bệnh nhân là một trong những khó khăn mà ngành này phải đối mặt. Mỗi người mỗi tính nên có thể nói rằng làm điều dưỡng như “làm dâu trăm họ”. Chính vì vậy mà nghề diều dưỡng luôn cần kiên nhẫn và ứng xử khéo léo với từng người bệnh.
- Áp lực công việc cao cũng là điều mà điều dưỡng phải đối mặt. Những ngành nghề liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người luôn đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ vì chỉ cần sơ sót một chút cũng có thể gây ra hậu quả lớn.
- Người làm ngành y tế đều biết rằng ngành này luôn phải đối đầu với những rủi ro trong nghề nghiệp. Bệnh viện là nơi có rất nhiều bệnh nhân nên các nguy cơ truyền nhiễm và lây bệnh khá cao, điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên sẽ là đối tượng có nguy cơ cao nhất.
Chung quy lại thì nghề nào cũng có những mặt tốt và mặt hại, theo đuổi nó không chỉ dựa vào học khó hay dễ mà còn cần sự yêu thích với ngành nghề. Hi vọng với bài viết trên bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi học điều dưỡng có khó không và nếu bạn muốn thi ngành này thì hãy theo dõi bài viết học điều dưỡng thi khối nào tại số sau của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!