Nếu là fan của bộ truyện nổi tiếng Sherlock Holmes hay Connan thì chắc chắn bạn sẽ không thấy xa lạ với hai từ thám tử. Vậy bạn có biết thám tử là gì không? Nellofolddrury.com chắc chắn rằng bạn sẽ thấy bất ngờ về những sự thật ít ai biết về nghề thám tử.
Hãy tiếp tục đọc bài viết sau đây để có nhiều bất ngờ nhé!
I. Thám tử là gì?
Thám tử là người chuyên điều tra các vụ việc. Thám tử có thể là một thành viên của lực lượng cảnh sát hoặc là một người hoạt động độc lập hay còn gọi là thám tử tư.
Tại một số nước như Hoa Kỳ, Canada… thám tử thông thường là thành viên cảnh sát. Họ là những nhân viên cảnh sát mặc thường phục chuyên điều tra các vụ án.
Tại Anh thám tử thường điều tra các tội phạm hình sự. Ở Việt Nam cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về thám tử và hoạt động thám tử nhưng do nhu cầu thực tế mà dịch vụ này phát triển khá mạnh do nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp. (Tham khảo wikipedia)
II. Hé lộ công việc của một thám tử ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, nghề thám tử còn khá mới mẻ và chủ yếu là thám tử tư. Nhiệm vụ của các thám tử tư chuyên nghiệp là làm theo yêu cầu của khách hàng nhưng phải đảm bảo những yêu cầu đó nằm trong khuôn khổ của pháp luật cho phép không vi phạm pháp luật và đặc biệt không vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Tất cả những yêu cầu của khách hàng hợp pháp theo quy định của pháp luật các thám tử phải có nhiệm vụ tuân thủ theo và mang về những kết quả chất lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, thám tử tư tại nước ta chủ yếu sẽ đáp ứng những dịch vụ như sau:
1. Dịch vụ điều tra ngoại tình
Như tên gọi thì có thể hiểu dịch vụ này sẽ yêu cầu các thám tử theo dõi các ông chồng, bà vợ để có đáp án chính xác cho khách hàng rằng vợ hoặc chồng có ngoại tình hay không, nhân tình là ai, mối quan hệ tình cảm và các tài sản chung của 2 người…
2. Dịch vụ giám sát con cái
Nhiệm vụ của các thám tử chính là theo dõi con cái của khách hàng để đảm bảo sinh hoạt, học hành và các mối quan hệ xã hội luôn tốt đẹp.
3. Dịch vụ điều tra số điện thoại, điều tra chủ xe qua biển số
Có nhiệm vụ điều tra số điện thoại hoặc biển số xe theo những thông tin mà khách hàng cung cấp để mang về kết quả người đang có số điện thoại đó, người đang sở hữu chiếc xe đó và đồng thời cung cấp các thông tin nâng cao xoay quanh vụ việc theo yêu cầu của khách hàng.
4. Dịch vụ xác minh danh tính
Các thám tử giữ nhiệm vụ điều tra thông tin của một đối tượng cụ thể theo yêu cầu của khách hàng để mang về những thông tin hữu ích giúp khách hàng có thể giải quyết các vấn đề trong công việc, cuộc sống.
5. Dịch vụ điều tra an ninh nội bộ, điều tra hàng giả hàng nhái
Trong trường hợp này các thám tử có nhiệm vụ tìm hiểu, quan sát, thu thập bằng chứng về các vấn đề an ninh, hàng hóa theo nguyện vọng của khách hàng.
6. Dịch vụ tìm người thất lạc, trốn nợ
Với trường hợp này các thám tử tư chuyên nghiệp cần phải đầu tư công sức khá nhiều với nhiệm vụ là tìm được người mất tích hay tìm kiếm được những thông tin của người mất tích mà khách hàng yêu cầu.
7. Dịch vụ vệ sĩ mật
Với dịch vụ này các thám tử đóng vai trò là một người bảo vệ, đảm bảo sự an toàn tính mạng, thân thể cho người cần được bảo vệ.
Khi thực hiện các dịch vụ trên cho khách hàng thì thám tử cũng phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Tuyệt mật thông tin khách hàng: Bao gồm những thông tin mà khách hàng cung cấp và thông tin mà các thám tử cung cấp cho khách hàng.
- Mang đến những thông tin và kết quả điều tra trong thời gian ngắn nhất.
- Xử lý tình huống nhanh gọn và chuyên nghiệp
III. Những khó khăn và nguy hiểm mà nghề thám tử phải đối đầu
Do đặc thù nghề nghiệp nghiệp nên thám tử sẽ phải đương đầu với không ít những khó khăn và nguy hiểm:
1. Thời gian làm việc không cố định
Với nhiệm vụ là điều tra và theo dõi nên những thám tử sẽ không có thời gian làm việc cụ thể và cố định. Để hoàn thành nhiệm vụ thì bất kể là ngày hay đêm họ đều phải sẵn sàng bám đuôi đối tượng và quan sát, điều tra đưa về kết quả chính xác cho khách hàng.
2. Tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội
Muốn đạt được kết quả và thăm dò được thông tin thì sát thủ buộc phải trở thành người chủ động tiếp cận các đối tượng thông qua nhiều hình thức cải trang, đóng giả, làm quen… Chính vì vậy mà thám tử trở thành một trong những ngành nghề phải tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội nhất.
3. Nguy hiểm khi làm nhiệm vụ
Khi làm nhiệm vụ cũng có thể sẽ mang lại những nguy hiểm không lường trước được đối với thám tử. Thám tử ở nước ngoài khi điều tra các vụ án thường sẽ gặp những rủi ro về việc người xấu làm hại còn ở Việt Nam thì việc điều tra án là số hiếm nên mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác hơn.
Mức độ nguy hiểm mà những thám tử Việt Nam gặp phải đó chính là làm nhiệm vụ bị phát hiện có thể bị trả thù hoặc dằn mặt để hòng che giấu đi sự thật.
4. Những rủi ro về mặt sức khỏe
Ngoài những khó khăn và nguy hiểm kể trên thì những người làm thám tử cũng rất dễ gặp phải các rủi ro về sức khỏe. Sở sĩ như vậy là bởi vì việc phải hoạt động theo dõi đối tượng nhiều ngày liên tiếp đôi khi khiến các thám tử không có đủ thời gian nghỉ ngơi, ăn uống.
Hơn nữa khi làm nhiệm vụ cũng có thể gặp phải những rủi ro gây chấn thương cho cơ thể. Chính vì vậy mà chỉ những người có sức khỏe dẻo dai và thực sự có lòng dũng cảm mới thích hợp để làm công việc này.
Nghề thám tử hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa được công nhận chính thức và các công ty thám tử cũng chủ yếu xuất hiện một số ít ở các thành phố lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bằng cách gõ từ khóa “dịch vụ thám tử”.